Thursday, April 9, 2015

Tự học tiếng Anh không có gì là khó !

Hôm trước viết một bài bảo rằng nghèo hay dở là do lười cả thôi, vì các công cụ, kiến thức, thông tin bây giờ đều có sẵn trên mạng. Mình sẽ minh họa bằng một việc đơn giản nhé: học tiếng Anh.
Có một số bạn gửi tin nhắn hỏi mình các học tiếng Anh sao cho hiệu quả, mặc dù chưa đọc các bài viết bằng tiếng Anh của mình bao giờ (nếu đọc rồi chắc hông hỏi nữa đâu, hihi). Nhưng dù sao mình cũng rất cảm động vì sự tin tưởng ấy, nên để cảm ơn, mình sẽ tổng hợp lại các bí quyết tự học tiếng Anh của mình, cũng một phần để chứng minh cho quan điểm là muốn giỏi cái gì thì chỉ cần cố gắng là được. Tính mình vốn keo kiệt nên ít chia cho bí kíp, nói gì chứ share tùm lum thì đâu còn là bí kíp nữa. Nhưng mà thôi, vì một thế hệ trẻ Việt Nam ưu tú nên hy sinh một chút cũng không sao (haha quá bịnh).


  • Phải thành thật ngay từ đầu là những bí quyết này không phải tất cả do mình tự nghĩ ra, mà là tổng hợp từ nhiều nguồn, một phần từ các trang web chuyên luyện thi Toefl và Ielts, một phần từ blog của chị Hằng nước mắm Thuyền Nan, còn lại là kinh nghiệm rút ra trong quá trình tự học (con nhà nghèo phải chịu khó thôi). Bảo đảm với bạn, nếu bạn áp dụng các phương pháp này thường xuyên thì chắc chắn trình độ tiếng Anh của bạn sẽ được như ước nguyện (bắt chước quảng cáo của mấy sách self -help). Lúc đó nhớ báo tin cho mình vui chung ha.
  • Giờ chính thức sang phần nghiêm túc. Khi học tiếng Anh, điều đầu tiên cần xác định là học để làm gì, và mức độ nào là đạt yêu cầu để làm mốc phấn đấu. Ví dụ học để giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, mục đích là để làm việc trong các công ty nước ngoài nâng cao thu nhập, hoặc đơn giản là chỉ để giao lưu kết bạn cho vui, chém gió thoải mái mà không sợ hãi. Hoặc ở mức độ cao hơn, luyện tiếng Anh để thi lấy bằng Toeic, Toefl, Ielts, để đi du học, thì cũng phải xác định số điểm mà mình muốn đạt được để lấy đó làm mục tiêu. Nhưng để luyện thi điểm cao thì trước hết kiến thức nền của mình phải vững cái đã. Cho nên nền tảng là quan trọng.
  • Về phần nền tảng, thì học tiếng Anh cũng như bất kỳ ngôn ngữ nào khác đều bao gồm bốn phần: nghe, nói, đọc, viết. Quan sát một đứa trẻ khi học ngôn ngữ mẹ đẻ của nó, thì đầu tiên nó nghe người lớn nói trước, rồi nó mới lặp lại những từ ngữ nghe được. Những từ ngữ đó được sử dụng thường xuyên thì biến thành từ vựng của đứa trẻ đó. Nên một đứa trẻ nói năng lưu loát thông minh hay chửi tục nói bậy thì cũng từ môi trường của nó mà ra thôi. Sau đó đến tuổi tới trường, đứa trẻ bắt đầu học đọc, rồi sau đó mới học viết. Cho nên tụi trẻ con cũng học theo tiến trình nghe, nói, đọc viết mà thôi.
Từ những quan sát trên, ta áp dụng cho việc học tiếng Anh của mình.
1/ Nghe:
Trước tiên là phải luyện nghe trước, phải nghe cho vững thì nói mới đúng được. Nhất là những bạn muốn phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, nếu không nghe tốt làm sao nói được lưu loát. Nên, first and foremost, nghe nghe nghe. Vậy luyện nghe như thế nào?

  • Bạn có thích xem phim không? Nếu có thì đó là lợi thế lớn trong việc học tiếng Anh. Bạn hãy xem phim thường xuyên, nhưng nhớ xem phụ đề tiếng Anh nhé. Nhưng học tiếng Anh lúc xem phim thì hơn mắc công chút. Cách triệt để nhất là vừa xem vừa để một tấm bìa nhỏ che phần phụ đề phía dưới, ta vừa xem vừa nghe diễn viên nói, từ nào nghe không ra thì pause lại, coi phần phụ đề xem nó là từ gì, rồi nhẩm lại cách phát âm như diễn viên trong phim.
  • Cách khác đỡ cực hơn là cứ vừa xem vừa liếc phụ đề, chỉ dừng lại để dịch những từ không hiểu thôi. Nhưng từ nào mình nghe không ra thì đều phải phát âm lại theo cách nói trên phim. Xem phim riết một thời gian thì bạn sẽ nhận ra là có rất nhiều từ đơn giản mà hồi giờ mình phát âm sai. Bởi vậy mình nói gì bọn nước ngoài nó đực mặt ra không hiểu gì cũng đúng. 
  • Cách học này cũng là một kiểu như trẻ em học nói vậy. Nhỏ Vy em mình nhờ xem phim Mỹ và luyện phát âm nhiều mà nó phát âm chuẩn hơn khối bạn học Ngoại Thương ra, thậm chí còn có mấy khách hàng người Mỹ khen nó nói giọng y chang giọng Texas, mặc dù em nó vừa tốt nghiệp đại học Hoa Sen thôi.

Lưu ý, xem phim quá nhiều sẽ phát sinh tác dụng phụ, đó là bị "lậm", nói dễ hiểu hơn là xa rời thực tế, đang ở Việt Nam mà tưởng đang ở Mỹ Biểu tượng cảm xúc smile

  • Level cao hơn coi phim một chút, là các bài trong Ted Talk. Trang này là tập hợp các bài thuyết trình của các chuyên gia trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, coi mấy clip ở đây vừa luyện kỹ năng tiếng Anh, vừa có thêm kiến thức và thông tin, lại được truyền cảm hứng nữa, thiệt là nhất cử tam tứ tiện. Cách nghe thì cũng như nghe khi xem phim. Trong phim từ vựng thường đơn giản, còn các bài nói trong Ted Talk ngôn ngữ thường formal hơn.
  • Ngoài trang Ted Talk thì có thể xem các clip của Discovery Channel hoặc National Geographic trên Youtube. Cách luyện nghe và nói cũng y chang vậy. Mỗi trang này có một kiểu từ vựng khác nhau nên càng nghe nhiều kênh thì từ vựng của mình càng phong phú.
  • Một cách luyện nghe khác mà mình cực thích, làm được tức là kỹ năng nghe cũng kha khá rồi. Đó là lên mạng download podcast của các chương trình khác nhau trong ba kênh tin tức nổi tiếng thế giới: BBC của Anh, CNN của Mỹ, và ABC News của Úc. Down xong bỏ tất cả trong điện thoại rồi nghe khi nào rảnh rỗi, hoặc tận dụng lúc lái xe đi làm. Sáng một podcast, chiều một podcast, cứ thế đều đều. Chẳng mấy chốc ta sẽ nhanh chóng làm quen với ngữ điệu tiếng Anh của ba quốc gia trên, và có thể luyện giọng của mình theo kiểu nào mình thích nhất.
Cách này cũng có tác dụng phụ: nhanh bị nặng tai. Có cách nào nghe tai phone hoài mà không bị suy giảm chức năng nghe thì thiệt là tốt.

2/ Nói:
Nghe vững thì nói mới chuẩn, nhưng luyện từ thôi chưa đủ, để nói vừa nhanh vừa chuẩn và ngữ pháp chính xác thì phải luyện phản xạ khi nói. Cái này cũng không có cách nào khác để phát triển ngoài thực hành.

  • Luyện phát âm từng từ thì có đề cập trong phần nghe rồi. Còn muốn chú trọng kỹ năng nói lưu loát thì bạn có thể dùng ba trang đã nêu là Ted Talk, Discovery Channel và National Geographic, vừa nghe vừa nói theo với ngữ điệu lên xuống y chang diễn giả hay người thuật chuyện, cố gắng bắt kịp tốc độ của họ. Dần dần giọng mình cũng sẽ lên xuống cũng du dương y chang. Nhưng mới bắt đầu thì bạn nhớ chọn mấy bài nói ngăn ngắn thôi, kẻo chọn mấy bài dài thì mau đuối nên dễ nản lắm.


  • Tham gia mấy diễn đàn luyện nói tiếng Anh qua mạng, liên hệ với các thành viên rồi chat voice qua Skype với các bạn đó. Điển hình là có trang học tiếng Anh của BBC, trang http://www.speak-english-today.com/, hoặc trang http://bitly.com/Hoc-Tieng-Anh . Các trang mạng này thì hầu hết không có người bản xứ Anh, Mỹ, Úc nói giọng chuẩn đâu, tụi nó hơi đâu mà làm mấy cái này. Chủ yếu là sinh viên người đi làm ở các quốc gia đang phát triển, muốn nâng cao trình độ tiếng Anh để du học hoặc hội nhập quốc tế. Thông thường là dân các nước như Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Jordan, Ai Cập, Angola... Thực sự mà nói thì mình đâu phải lúc nào cũng nói chuyện với bọn Anh Mỹ Úc đâu, đa phần học hành làm ăn kinh doanh thì giao thiệp liên lạc với bọn châu Á quanh vùng hoặc có khi cả Trung Đông và châu Phi, Nên nói chuyện với các bạn này, cùng không phải là dân tiếng Anh chuẩn nên vừa nói vừa sửa cho nhau đỡ ngượng, với lại nhân tiện lại biết thêm về văn hóa các đất nước xa xôi mà mình ít có cơ hội tiếp xúc, hiểu thêm nhiều về các tôn giáo xa lạ như Hồi giáo, Ấn giáo,... mà những kiến thức đó thì mình lại không được học nhiều ở trường. Sau này mớ vốn kiến thức đó cũng có lợi cho mình trên đường hội nhập giao thương với bạn bè quốc tế, tiện cả đôi đường.
Luyện nói tiếng Anh trên OnEdu
Thành viên các diễn đàn này thì hên xui, đa phần thấy trong BBC là tử tế đàng hoàng, còn các trang khác thì người muốn luyện tiếng Anh đơn thuần cũng nhiều mà mấy cha dê xồm muốn tán tỉnh chat sex hoặc đòi xem webcam bậy bạ cũng không phải là không có. Nói chung phải tỉnh táo và cảnh giác, chọn bạn mà chơi. Kể chuyện lại nhớ hồi trước mình hay nói chuyện với một anh người Ai Cập cực kỳ nhiệt tình và dễ thương, ảnh ngồi mấy tiếng liền giải thích cho mình hiểu cái hay của đạo Hồi và hướng dẫn cách cầu nguyện, rồi còn chỉ cho mình các thuật lãnh đạo và quản lý con người vì ảnh làm quản lý của một nhà máy. Tiếc là sau khi anh chàng cưới vợ xong thì bị mất liên lạc vì ảnh bảo vợ ảnh rất hay ghen, nên ảnh hạn chế tiếp xúc với tất cả các cô gái và đóng luôn tài khoản Facebook.

  • Đăng ký host mấy bạn đi du lịch bụi ở các trang như Couchsurfing hay Hospitality Club cũng là một cách để tạo thêm cơ hội tiếp xúc và nói tiếng Anh, mặc dù không được thường xuyên.
  • Kéo một đứa nào đó đang muốn luyện nói tiếng Anh giống mình, giao kèo là từ rày về sau gặp nhau sẽ chỉ nói chuyện bằng tiếng Anh thôi, ai cười mặc kệ. Cái này mới đầu thấy hơi "dị dị" mà sau thành quen, mấy bạn trong nhóm yoga với mình toàn nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Nếu có người quen nào mà tiếng Anh giỏi hơn mình nhiều mà lại chịu khó nghe mình nói và sửa cho mình thì càng tuyệt.
  • Lựa chọn một chủ đề mình thích, phân tích và diễn giải nó bằng tiếng Anh. Có thể chọn chủ đề từ dễ đến khó theo khả năng và sở thích của mình, ví dụ như bạn thích quà gì cho ngày sinh nhật, cho đến ISIS là gì hay tàu du hành vũ trụ được vận hành như thế nào. Thu âm lại các bài nói, nghe lại xem có chỗ nào chưa hay và chú ý sửa lại sao cho thấy vừa ý nhất.

3/ Đọc:
Đọc hầu hết mọi thứ bằng tiếng Anh, mọi lúc mọi nơi, báo tiếng Anh, tài liệu tiếng Anh, sách tiếng Anh. Nếu bạn thích đọc sách thì cố gắng tìm sách giấy hoặc ebook bằng tiếng Anh, kiên quyết không đọc tiếng Việt nếu có bản tiếng Anh. 
  • Dĩ nhiên mới đầu đọc thì sẽ chậm và nản, nhưng kiên trì đọc hằng ngày dần dần rồi cũng quen và tốc độ sẽ tăng dần. Ngày đầu tiên đọc nửa trang và tra từ điển miết là nản rồi, cố gắng ngày hôm sau đọc hết một trang, hôm sau nữa hai trang, dần dần một ngày đọc lên 10 trang hay 20 trang là coi như tạm được. Sau khi đọc một thời gian ta sẽ thấy cách dùng từ của mình linh hoạt hơn, văn phong thoải mái và trơn tru hơn, và dễ dàng phát hiện ra những lỗi dùng từ sai vì nhìn sẽ thấy trái trái.
  • Từ vựng, từ vựng. Một điều quan trọng là khi luyện nghe và đọc, thấy những từ nào mới mà mình thấy thích và phổ biến thì lập tức ghi lại vào sổ tay hoặc note điện tử, nhớ ghi theo chủ đề, tra từ điển để biết ý nghĩa và cách dùng từ đó. Rồi mỗi ngày xem lại list và học thuộc từ mới, đặt câu với các từ đó. Một thời gian sau lại lật qua để ôn lại, nhằm mục đích biến từ mới thành từ của mình. Một ngày học mười từ, mười ngày có trăm từ. Nhờ đó mà từ vựng của mình sẽ tăng lên theo thời gian.
  • Sách tiếng Anh: sách ngoại văn tại Việt Nam khá hiếm. Sau một thời gian tìm kiếm, mình tìm ra một vài nguồn cung cấp sách tiếng Anh khá ổn. Sách giấy thì có ở nhà sách Xuân Thu trên đường Trần Hưng Đạo (Q. 1 - Sài Gòn), giá cũng mềm, nhưng ít sách mới xuất bản. Hoặc là rình mua sách cũ theo đợt của anh Cảo Thơm, nhiều sách hay mà giá lại rẻ nữa.


4/ Viết.
Muốn viết tốt thì luyện viết thôi.

  • Cách đơn giản để bắt đầu viết và để luyện từ là tiếp tục dùng ba cái trang dùng để luyện nghe ở trên đầu bài và bật lên, vừa nghe vừa chép lại, hoặc tăng tốc hơn thì nghe liên tục và tóm tắt lại các ý chính (cách này rất tốt để luyện thi Toefl hay Ielts). Sau đó so sánh bản chép của mình với transcript xem mình bị thiếu ý hay viết sai từ nào không.
  • Viết blog. Phương pháp luyện viết tiếng Anh khác của mình là lập ra một blog bằng tiếng Anh để viết bất kỳ cái gì mình thích, mà thường là review việc tự học và dặn dò rèn luyện bản thân. Mà viết blog dù tiếng Việt hay tiếng Anh cũng đều có những cái lợi riêng của nó. Nó giúp tăng cường khả năng diễn đạt và làm phong phú đời sống tinh thần. Mình đang ráng giữ phong độ 1 ngày viết 1000 từ, viết được thấy khỏe. Khi viết, cố gắng áp dụng những từ vựng mình đã học từ quá trình nghe và đọc.
  • Xong phần cơ bản rồi, nếu muốn luyện thi thì phải tập trung giải đề thôi, down tài liệu hoặc ra tiệm mua sách model test của Toefl hoặc Ielts về luyện. Hoặc chỉ cần tra trên mạng: bí quyết luyện Ielts 8.0 hoặc Toefl iBT 100 là thôi chứ tài liệu nhiều vô thiên lủng, học đến chết thì thôi. Nhưng mà bạn đừng hỏi mình được mấy chấm nha. Mình lý thuyết thì giỏi lắm, còn thực hành thì, hihi.
  • "Ôi trời sao nhiều dữ, thời gian đâu mà học cho hết?". Nói thật nhé, không có thời gian chỉ là một câu biện hộ cũ rích. Bạn nào mà bảo rằng bạn muốn học tiếng Anh nhưng không có thời gian, thì bản sẽ nghĩ thế nào nếu mình nói rằng bí quyết cuối cùng mình chưa nói là thức dậy lúc 4h sáng để học? Cho nên mọi thứ đều có thể hết đó, quan trọng là ta có thực sự muốn làm điều đó hay không. Có lẽ sẽ nảy sinh câu hỏi tiếp theo: "Tôi muốn học tốt tiếng Anh, muốn trở nên xuất sắc và thông tuệ, nhưng làm sao để thắng được tính lười biếng, vượt qua được sức ỳ của mình đây?". 

Một điều đặc biệt hơn nữa mà mình mình mới phát hiện ra gần đây, thay vì bạn sưu tầm tất cả những thứ mình vừa liệt kê ở trên bạn cũng có thể học tiếng Anh www.OnEdu.vn là đã tổng hợp được đầy đủ công cụ để luyện tiếng Anh rồi nhé!
Chúc các bạn thành công!

Học tiếng Anh ONLINE như thế nào cho thực sự hiệu quả?

Học tiếng Anh online cần thời gian và kĩ năng. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả hơn.

1. Mưa dầm thấm lâu:

  • Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học quá lâu.
  • Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lí, teen vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày.

  • Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh…
  • Gọi cho trung tâm hỗ trợ học viên của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn, tìm ra phương pháp học tiếng Anh giao tiếp qua mạng hữu hiệu hơn.


2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp:

  • Để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn nên lưu ý: Chương trình đào tạo đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. 

  • Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện ngữ âm và luyện các mẫu câu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết tiếng Anh một cách tốt nhất, từ đó kĩ năng giao tiếp của bạn cũng sẽ phát triển nhanh chóng.


3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt?

  • Khi học tập và ôn thi trắc nghiệm nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi học và ôn luyện theo trình tự lớp học sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này www.OnEdu.vn
Học tiếng Anh giao tiếp hay luyện thi tiếng Anh trực tuyến thật hiệu quả?

    4. Để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet

    • Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp các chuyên ngành lạ, ta nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn.
    • Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, chúng mình cũng nên tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.

    • Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu trúc mới học.
    • Muốn học tiếng Anh chuyên ngành tốt, trước hết, phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh.


    5. Một số “Thủ thuật” đơn giản

    • Đặt trang web chúng ta chọn làm trang chủ (vào Tools, chọn internet options, gõ địa chỉ trang web vào ô address, sau đó chọn apply, và chọn ok, là chúng mình đã có một trang chủ như mong muốn) để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập!

    • Khi sử dụng phần hỗ trợ audio hay video tiếng Anh của hệ thông để học tập, có thể phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering” (đang tải dự liệu về máy), ta hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play để không phải chờ đợi.
    Nguồn: www.OnEdu.vn

    Những sai lầm thường gặp khi học TOEIC

    Hãy cùng chúng tôi  kiểm tra xem bạn có phạm phải sai lầm nào dưới đây không nhé. Để học TOEIC hiệu quả, bạn không được phép mắc phải bất kì sai lầm nào bên dưới.


    Sai lầm thứ nhất: Không tìm hiểu kỹ hình thức và bản chất của kỳ thi TOEIC.

    • TOEIC (TEST OF ENGLISH FOR INTERNATIONAL COMMUNICATION™) là kì thi theo tiêu chuẩn toàn cầu nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh của người dùng trong môi trường làm việc và kinh doanh quốc tế.
    • Bên cạnh bài thi Nghe – Đọc ( Listening and Reading Test), kì thi TOEIC hiện nay còn có cả bài thi Nói – Viết ( Speaking and Writing Test), cho phép đánh giá toàn diện các kỹ năng của người học.

    • Bạn cần hiểu rõ về 2 bài thi này:
    • Bài thi Nghe – Đọc (Listening and Reading Test): Bạn sẽ làm bài thi trên giấy. Thời gian thi là 120 phút, bao gồm 200 câu trắc nghiệm ( 100 câu phần Nghe và 100 câu phần Đọc). Số điểm cho mỗi phần thi từ 5 – 495 điểm. Số điểm cho cả bài thi là từ 10 đến 990 điểm.
    • Đây là bài thi phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn nếu trường bạn yêu cầu chứng chỉ TOEIC 500 điểm, hoặc công ty bạn yêu cầu chứng chỉ TOEIC 600 điểm, nghĩa là bạn chỉ cần hoàn thành bài thi Nghe – Đọc mà thôi.
    • Bài thi Nói – Viết ( Speaking and Writing Test): Phần thi Nói kéo dài 20 phút. Phần thi Viết sẽ kéo dài 60 phút. Thang điểm cho mỗi phần thi từ 0 – 200 điểm. Bài thi này ít được phổ biến.
    • Nếu một tổ chức yêu cầu bạn thi cả 4 kỹ năng ( 2 bài thi) thì họ sẽ nêu rõ là bạn cần “n” điểm Nghe – Đọc và “m” điểm Nói – Viết.


    Sai lầm thứ 2: Quá tập trung vào luyện đề mà quên rằng cần học rộng và sâu tri thức của nhiều lĩnh vực.


    • Môi trường giao tiếp quốc tế vốn thường xuyên thay đổi và cập nhật những từ vựng, tri thức mới. Kiến thức trong các sách luyện thi TOEIC chỉ là một phần nhỏ trong đó mà thôi. Nếu muốn sử dụng tốt tiếng Anh trong môi trường giao tiếp quốc tế, bạn phải mở rộng tri thức hơn nữa.
    • 4 điều bạn có thể làm đó là:
    • Đọc thêm các bài viết liên quan đến chủ đề bạn học được (dĩ nhiên bằng tiếng Anh).
    • Nghe hoặc xem thêm các video, audio về chủ đề đó.
    • Đọc, xem thêm các thông tin về các chủ đề liên quan khác mà bạn thích hoặc muốn biết.
    • Tìm hiểu thêm nét văn hóa, ứng xử trong môi trường giao tiếp quốc tế.

    Sai lầm thứ 3: Học liên tục mà không định kì kiểm tra và ôn lại.


    • Điều này dẫn đến việc bạn không chiêm nghiệm lại những câu sai và những câu đúng mình đã làm. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều khả năng lặp lại những lỗi sai cũ và hay quên những kiến thức quan trọng đã học. Học như vậy hiệu quả rất thấp.
    • Điều này còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý học của bạn nữa, chẳng hạn như: “ Tại sao tôi cứ sai những lỗi này vậy?”, “ Sao câu này quen quen mà tôi không làm được?”, “Sao tôi dở quá vậy?”… Vì bạn có ôn lại đâu mà nhớ!
    • Bạn nên định kì kiểm tra, ôn tập những gì mình đã học, đã làm. Sau đó, bạn dành riêng một quyển tập hoặc quyển sổ nhỏ để ghi chú những lỗi sai, những kiến thức quan trọng thường gặp để có thể thường xuyên xem lại và bổ sung.
    • Đơn giản thế thôi nhưng sẽ giúp bạn học TOEIC hiệu quả hơn rất nhiều đấy.


    Sai lầm thứ 4: Không chú trọng giao tiếp.


    • Thế này, nếu bạn chỉ luyện đọc và nghe, bạn có thể thi TOEIC và đạt 600 điểm. Nhưng nếu vậy, khi đi làm, nhiều khả năng bạn sẽ soạn một mẫu email với hàng tá lỗi sai, nói tiếng Anh ngại ngùng và phát âm không chuẩn. Đó là chưa kể hết những hạn chế khác nếu bạn không chú trọng giao tiếp.
    • Hiện nay, đa số các tổ chức ở Việt Nam chỉ yêu cầu điểm TOEIC của phần thi Nghe – Đọc mà thôi. Do đó, nhiều bạn khi học chỉ chú trọng phần Đọc và Nghe để thi được điểm thật cao. Hệ quả là khả năng viết và nói của những bạn này không được tốt. Bạn cần nhớ rằng TOEIC là kì thi đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh quốc tế trong môi trường công việc.
    • Để giao tiếp tốt, bạn không thể chỉ đọc và nghe. Bạn còn phải nói và viết tốt nữa. Hãy luôn rèn luyện đều đặn cả 4 kỹ năng nhé.

    Đó là 4 sai lầm thường gặp. Hy vọng là bạn không gặp phải bất kì sai lầm nào phía trên. Nếu bạn lỡ mắc phải rồi thì sao ư? Hãy khắc phục ngay theo những hướng dẫn bên trên nhé!

    Nguồn: www.OnEdu.vn

    Học tiếng Anh - Đâu là chìa khóa để thành công?

    Điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh nói riêng cũng như học 1 ngoại ngữ bất kỳ nói chung ?

    • Để giao tiếp được, bạn cần những kỹ năng gì ?
    • Chắc chắn, số 1 đó là sự lưu loát & trôi chảy !
    • Như thế nào thì được gọi là trôi chảy nhỉ?


    Đó là khả năng nói (và hiểu) Tiếng Anh ngay lập tức và dễ dàng !

    Sự lưu loát có được khi bạn nói chuyện, giao tiếp dễ dàng với người bản xứ, họ dễ dàng hiểu bạn và bạn tất nhiên cũng hiểu họ đang nói gì ! Bạn hiểu và nói được tiếng Anh 1 cách hoàn toàn và nhanh chóng mà không phải qua bước trung gian rườm rà là phiên dịch lại qua tiếng mẹ đẻ trong đầu.

    Thử tưởng tượng nếu bạn làm thế, chúng ta sẽ có như thế nào ?

    Người bản xứ nói, bạn nghe, dịch sang tiếng Việt trong đầu, nghĩ bằng tiếng Việt, dịch sang tiếng Anh qua 1 mớ ngữ pháp hỗn độn mà bạn vẫn lo ngay ngáy là mình nói sai ngữ pháp . . .
    Kết quả là bạn ngại ngùng ấp úng và cảm thấy quá khó khăn khi giao tiếp với người khác !

    Điều này không tốt một chút nào cả !
     Phiên dịch là 1 điều cấm kị nếu muốn học tốt ngoại ngữ, bạn hoàn toàn phải hiểu, suy nghĩ và nói được bằng tiếng Anh ! KHÔNG DỊCH VỀ TIẾNG VIỆT >"< !!!!!!!

    Tất nhiên, để đạt được điều này không hề dễ dàng gì, bạn phải học đúng phương pháp thì mới có thể thành công được !

    Các nghiên cứu phức tạp về ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng : chỉ có 1 cách để có thể có được sự lưu loát !
    Bạn khó có thể lưu loát khi chỉ đọc sách Tiếng Anh không !
    Bạn khó có thể lưu loát khi học tiếng Anh ở trường !
    Bạn khó có thể lưu loát khi chỉ chăm chăm học Ngữ pháp !

    Nghe chính là chìa khóa, là đáp án cho vấn đề tưởng chừng hóc búa này !
    Nếu muốn nói tiếng Anh lưu loát, bạn phải nghe 1 lượng lớn bài nghe bạn có thể hiểu và được lặp đi lặp lại nhiều lần! Đó là cách duy nhất !
    Để trở thành người nói tiếng Anh giỏi, bạn phải học tiếng Anh bằng đôi TAI chứ không phải đôi MẮT ! @.@

    Nhưng 1 câu hỏi khá hay được đặt ra ?
    Nghe cái gì ?
    Nghe như thế nào ?

    Như đã nói ở trên, bạn cần nghe những gì hiểu được và được lặp đi lặp lại nhiều lần ! 2 yếu tố này đều quan trọng :
    HIỂU ĐƯỢC
    LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN !

    Nếu bạn nghe mà không hiểu, bạn sẽ chẳng học được gì cả !
    Bạn sẽ không hề tiến bộ !
    Đó là lý do vì sao, hầu như nhiều người chịu khó xem nhiều kênh TV tiếng Anh mà không thấy hiệu quả !
    Hầu như chả hiểu được nhiều vì chúng quá khó và quá nhanh !
    Rõ ràng là như vậy rồi !

    Thế nên, Yếu tố quan trọng để có thể nghe hiệu quả đó là sự dễ hiểu !
    Bạn nên nghe cái gì dễ hiểu đối với bạn, nếu cảm thấy những gì mình đang nghe quá tầm, hãy chuyển sang bài khác dễ hiểu hơn !

    Nhiều học sinh nghe những bài tiếng Anh rất khó . Họ không hiểu được hầu hết nội dung và họ tiến bộ rất chậm !
    Nghe những cái gì bạn cảm thấy hiểu được và khả năng nói của bạn sẽ tiến bộ nhanh dần !

    Tuy nhiên, hiểu được mới chỉ là một nửa !

    Không chỉ nghe hiểu mà bạn phải nghe lặp đi lặp lại nhiều lần !

    Khi bạn nghe 1 từ mới chỉ 1 lần, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng quên nó ! Có quá nhiều thứ mới được não bộ bạn tiếp nhận hàng ngày hàng giờ !
    Nếu không có gì đặc biệt, ấn tượng, những thứ này sẽ tự động bị quên đi để thế chỗ cho những thứ khác !

    Nếu bạn nghe từ mới đó 5 lần, bạn vẫn có thể quên !

    Bạn phải chịu khó nghe từ mới đó nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tuần liên tục 1 thời gian dài trước khi bộ não bạn ghi nhớ nó thành công và hiểu nó ngay lập tức khi tai nghe thấy từ đó !

    Vậy bao nhiêu lần là đủ ?

    Nhiều người nghe 1 từ mới tầm 30 - 50 lần sẽ ghi nhớ được từ đó mãi mãi !

    Nhưng chúng ta đang học ngoại ngữ, có quá nhiều từ mới cần phải ghi nhớ !
    Vì thế để có thể biết và nhận ra từ đó ngay lập tức, bạn sẽ phải nghe đi nghe lại 50 - 100 lần, thận chí hơn nữa !
    Càng nghe nhiều, não bạn sẽ càng quen thuộc với từ đó và nhận ra dễ dàng khi bạn gặp trong cuộc sống !

    Chăm chỉ bạn sẽ thành công !

    Wednesday, April 8, 2015

    Làm Sao Để Học Tốt Tiếng Anh

    Sắp ra trường, các bạn sinh viên mới nháo nhào chạy vào các trung tâm  tiếng Anh để “bồi dưỡng cấp tốc”. Thế mới thấy được vai trò tối quan trọng của môn học này và thực tế, việc học tiếng Anh không mấy tươi sáng của sinh viên Việt.

    Dưới đây là 6 “vết xe đổ” bạn nên tránh để không sa vào tình trạng trên khi chuẩn bị “đào tẩu” khỏi trường.

    Sợ nói tiếng Anh

    Một nhược điểm lớn nhất của người học là rất sợ mỗi khi phải nói tiếng Anh. Các bạn nên nhớ rằng, nếu không mắc lỗi có nghĩa là bạn không học được gì. Khi giao tiếp với người nước ngoài, chắc chắn dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.



    Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học tiếng Anh

    Kinh nghiệm của những người học giỏi tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một môi trường học tiếng Anh thật tốt. Môi trường học tiếng Anh là không gian mà bạn có thể đọc, nghe tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo… có ghi chú bằng tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được viết như vậy? 

    Chưa xác định cách học phù hợp

    Đã cố gắng rất nhiều, một ngày trau dồi vài chục từ vung tiếng Anh vào đầu nhưng vẫn chưa khá hơn? Học ngoại ngữ là cả một quá trình tu luyện, yếu tố “chăm chỉ” rất quan trọng nhưng xác định cho mình một cách học phù hợp mới là yêu tố quyết định. Bạn hoàn toàn có thể chọn cách học riêng mà mình yêu thích.

    Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh, các bản tin tiếng Anh. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể xem các bộ phim có phụ đề bằng tiếng Anh, sưu tầm các hình ảnh có phụ đề bằng tiếng Anh hoặc đọc các tạp chí bằng tiếng Anh,...

    Tóm lại, bạn phải chọn cách học phù hợp với mình nhất thay vì học theo lối mòn truyền thống là ghi chép và học thuộc lòng.

    Nối mạng để học Tiếng Anh nhưng bị sa vào Games, phim,...

    Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người trong mọi lĩnh vực và cả việc học ngoại ngữ cũng không phải là một điều xa lạ. Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người chọn cách học tiếng Anh qua mạng thay vì đến các lớp trực tiếp. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website học tiếng Anh trực tuyến hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và thậm chí cả tiếng Anh giao tiếp.

    Tuy nhiên, việc quá sa đà vào yếu tố “giải trí” đã không giúp bạn đạt được mục đích ban đầu là học tiếng anh của mình.

    Học từ vựng một cách máy móc và không hệ thống

    Có một cách học thông thường mà các bạn thường sử dụng là lối học truyền thống: tụng kinh. Nghĩa là, nhìn, đọc, nhìn, đọc,... cách này có thể giúp bạn nhớ từ nhưng hãy nhớ rằng một từ tiếng Anh, trong các câu khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau. Do vậy, bạn nên học từ trong câu, điều đó vừa giúp bạn nhớ lâu, lại biết cách sử dụng của chúng nữa.

    Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng sẽ càng phong phú hơn. 

    Chào thua “sự kiên trì”

    Yếu tố kiên trì luôn đóng vai trò tối quan trọng đối với sự học, học tiếng Anh cũng vậy. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nản lòng khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến bạn đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn. Bạn nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi người khác nói “không thể làm được”. 

    Hãy luôn nhớ rằng “có công mài sắt có ngày nên kim” và đừng bao giờ tỏ ra chán nản khi bạn chưa đánh thức được khả năng  Học Tốt Tiếng Anh chính mình.

    Tuesday, April 7, 2015

    Tổng hợp những Từ nối thông dụng- Linking words

    linking wordsLinking words là những từ dùng để liên kết các ý,các câu lại với nhau. Để có thể viết 1 bài essay hay, chúng ta cần phải nhớ và vận dụng được những từ nối sau:

    1. Showing examples (đưa ra ví dụ)
    – For example
    – For instance
    – Such as …
    – To illustrate:
    Ex: To illustrate my point, let me tell you a little story :
    Để minh họa cho quan điểm của tôi,để tôi kể cho bạn một câu chuyện nhỏ
    2. Generalising (tổng quát, nói chung)
    – Generally,
    – In general,
    – Generally speaking,
    – Overall,
    – On the whole,: On the whole,I think it is a good idea but I would still like to study it further.
    – All things considered,3. Specifying (nói chi tiết, cụ thể)
    – In particular,
    – Particularly,
    – Specifically,
    – To be more precise,
    4. Expressing your opinion (nêu lên ý kiển của mình):
    – In my opinion,
    – Personally,
    – From my point of view,
    – From my perspective,
    – It seems to me that…
    – I believe that…
    – It appears to me that …
    5. Constrasting ideas (đưa ra ý kiến đối lập):
    – However,
    – Nevertheless,
    – On the other hand,
    – On the contrary,
    – Nonetheless,
    – Although……, …..
    – ….while/whereas
    6. Comparing (so sánh):
    – ….similar to…
    – Similarly,
    – In much the same way,
    – …as…as…
    7. Adding information (thêm vào ý kiến):
    – Moreover,
    – Furthermore,
    – In addition,
    – Besides,
    – What’s more,
    – Apart from…,
    – Also,
    – Additionally,
    8. Expressing certainty (thể hiện sự chắc chắn về điều gì đó):
    – Certainly,
    – Undoubtedly,
    – Obviously,
    – It is obvious/clear that…
    – Definitely
    9. Expressing agreement (đưa ra sự đồng tình):
    – …in agreement that…
    – …in accordance with..
    – Accordingly
    10. Stating the reason why something occurs/happens (đưa ra lí do, nguyên nhân):
    – Due to…
    – Owing to…
    – This is due to …
    – …because…
    – …because of…
    11. Stating the effect/result (đưa ra hậu quả, kết quả):
    – As a result,
    – Therefore,
    – Thus,
    – For this reason,
    – Consequently,
    – As a consequence,
    12. Sequencing (thứ tự):
    – Firstly,
    – Secondly,
    – Thirdly,
    – Finally,
    – Lastly,
    – At the same time,
    – Meanwhile,
    13. Concluding (kết luận):
    – To conclude,
    – In conclusion,
    – To summarise,
    – In summary,
    – In short,
    – To conclude with,

    84 cấu trúc câu trong tiếng Anh

    Tổng hợp 84 cấu trúc câu trong tiếng Anh.
    Ngu-phap-tieng-Anh
    1. S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something: ( quá….để cho ai làm gì…)
    e.g. This structure is too easy for you to remember. ( Cấu trúc này quá dễ cho bạn để nhớ )
    He ran too fast for me to follow. (Anh ấy chạy quá nhanh để tôi chạy theo)
    2. S + V + so + adj/ adv + that + S + V: ( quá… đến nỗi mà… )
    e.g. This box is so heavy that I cannot take it. (Chiếc hộp này quá nặng đến nỗi tôi không thể mang nó lên được)
    e.g. He speaks so soft that we can’t hear anything. (Anh ấy nói quá nhỏ đến nỗi chúng tôi không thể nghe được gì)
    3. It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V: ( quá… đến nỗi mà… )
    e.g. It is such a heavy box that I cannot take it. (Chiếc hộp này quá nặng đến nỗi tôi không thể mang nó lên được)
    e.g. It is such interesting books that I cannot ignore them at all. (Những cuốn sách này quá thú vị đến nỗi mà tối không thể phớt lờ chúng được)
    Ấn LIKE nếu thấy bổ ích! 
    4. S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something : ( Đủ… cho ai đó làm gì… )
    e.g. She is old enough to get married. (Cô ấy đã đủ tuổi để kết hôn)
    e.g. They are intelligent enough for me to teach them English. (Họ đủ thông minh để tôi dạy tiếng anh cho họ)
    5. Have/ get + something + done (past participle): ( nhờ ai hoặc thuê ai làm gì… )
    e.g. I had my hair cut yesterday. (Tôi tự cắt tóc hôm qua)
    6. It + be + time + S + V (-ed, cột 2) / It’s +time +for someone +to do something : ( đã đến lúc ai đó phải làm gì… )
    e.g. It is time you had a shower. (Đã đến lúc bạn đi tắm)
    e.g. It’s time for me to ask all of you for this question. (Đã đến lúc tôi hỏi bạn câu hỏi này)
    7. It + takes/took+ someone + amount of time + to do something: ( làm gì… mất bao nhiêu thời gian… )
    e.g. It takes me 5 minutes to get to school. (Tôi mất 5 phút để đi học)
    e.g. It took him 10 minutes to do this exercise yesterday. (Anh ấy mất 10 phút để làm bài tập ngày hôm qua)
    8. To prevent/stop + someone/something + From + V-ing: ( ngăn cản ai/ cái gì… làm gì.. )
    e.g. He prevented us from parking our car here. (Anh ấy ngăn họ không được đỗ xe tại đây)
    9. S + find+ it+ adj to do something: ( thấy … để làm gì… )
    e.g. I find it very difficult to learn about English. (Tôi thấy quá khoe để học tiếng anh)
    e.g. They found it easy to overcome that problem. (Họ thấy vấn đề này quá dễ để vượt qua)
    10. To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing. ( Thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì )
    e.g. I prefer dog to cat. (Tôi thích chó hơn mèo)
    e.g. I prefer reading books to watching TV. (Tôi thích đọc sách hơn xem TV)
    11. Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive: ( thích làm gì hơn làm gì )
    e.g. She would play games than read books. (Cô ấy thích chơi điện tử hơn đọc sách)
    e.g. I’d rather learn English than learn Biology. (Tôi thích học Tiếng anh hơn môn sinh học)
    12. To be/get Used to + V-ing: ( quen làm gì )
    e.g. I am used to eating with chopsticks. (Tôi quen với việc dùng đũa để ăn)
    13. Used to + V (infinitive): ( Thường làm gì trong qk và bây giờ không làm nữa )
    e.g. I used to go fishing with my friend when I was young. (Tôi từng đi câu cá với bạn khi tôi còn trẻ)
    e.g. She used to smoke 10 cigarettes a day. (Cô ấy tường hút 10 điếu xì gà 1 ngày)
    14. To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing: ( ngạc nhiên về… )
    e.g. I was amazed at his big beautiful villa. (Tôi rất ngạc nhiên về căn biệt thự rất đẹp của anh ấy)
    15. To be angry at + N/V-ing: ( tức giận về )
    e.g. Her mother was very angry at her bad marks. (Mẹ cô ấy đã rất tức giận về những điểm kém của cô ấy)
    16. to be good at/ bad at + N/ V-ing: ( giỏi về…/ kém về… )
    e.g. I am good at swimming. (Tôi bơi rất giỏi)
    e.g. He is very bad at English. (Anh ấy rất kém về Tiếng anh)
    17. by chance = by accident (adv): ( tình cờ )
    e.g. I met her in Paris by chance last week. (Tôi tình cờ gặp cô ấy tại Pari tuần trước)
    18. to be/get tired of + N/V-ing: ( mệt mỏi về… )
    e.g. My mother was tired of doing too much housework everyday. (Mẹ tôi quá mệt mỏi vì việc nhà mỗi ngày)
    19. can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing: ( Không chịu nỗi/không nhịn được làm gì… )
    e.g. She can’t stand laughing at her little dog. (Cô ấy không thể nhịn cười với con chó của cô ấy)
    20. to be keen on/ to be fond of + N/V-ing : ( thích làm gì đó… )
    e.g. My younger sister is fond of playing with her dolls. (Em gái tôi thích chơi búp bê)
    21. to be interested in + N/V-ing: ( quan tâm đến… )
    e.g. Mrs Brown is interested in going shopping on Sundays. (Bà Brown quan tâm đến việc đi mua sắm vào mỗi Chủ nhật)
    22. to waste + time/ money + V-ing: ( tốn tiền hoặc thời gian làm gì )
    e.g. He always wastes time playing computer games each day. (Anh ấy luôn tốn thời gian dể chơi điện tử mỗi ngày)
    e.g. Sometimes, I waste a lot of money buying clothes. (Thỉnh thoảng, tôi tiêu tốn tiền bạc vào việc mua quần áo)
    23. To spend + amount of time/ money + V-ing: ( dành bao nhiêu thời gian/ tiền bạc làm gì… )
    e.g. I spend 2 hours reading books a day. (Tôi dành 2 giờ để đọc sách mỗi ngày)
    e.g. Mr Jim spent a lot of money traveling around the world last year.(Ngài Jim dành nhiều tiền vào việc đi du lịch vòng quanh Thế giới vào năm ngoái)
    24. To spend + amount of time/ money + on + something: ( dành thời gian/tiền bạc vào việc gì… )
    e.g. My mother often spends 2 hours on housework everyday. (Mẹ tối dành 2 giờ mỗi ngày để làm việc nhà)
    e.g. She spent all of her money on clothes. (Cô ấy dành tất cả tiền vào quần áo)
    25. to give up + V-ing/ N: ( từ bỏ làm gì/ cái gì… )
    e.g. You should give up smoking as soon as possible. (Bạn nên từ bỏ việc hút thuốc sớm nhất có thể)
    26. would like/ want/wish + to do something: ( thích làm gì… )
    e.g. I would like to go to the cinema with you tonight. (Tôi thích đi xem phim với bạn tối nay)
    27. have + (something) to + Verb: ( có cái gì đó để làm )
    e.g. I have many things to do this week. (Tôi có nhiều việc để làm trong tuần này)
    28. It + be + something/ someone + that/ who: ( chính…mà… )
    e.g. It is Tom who got the best marks in my class. (Đó chính là Tom người có nhiều điểm cao nhất lớp tôi)
    e.g. It is the villa that he had to spend a lot of money last year. (Đó chính là biệt thự mà anh ấy dành tiền để mua năm ngoái)
    29. Had better + V(infinitive): ( nên làm gì… ).
    e.g. You had better go to see the doctor. (bạn nên đến gặp bác sĩ)
    30. hate/ like/ dislike/ enjoy/ avoid/ finish/ mind/ postpone/ practise/ consider/ delay/ deny/ suggest/ risk/ keep/ imagine/ fancy + V-ing
    e.g. I always practise speaking English everyday. (Tôi luôn thực hành nói tiếng anh mỗi ngày)
    31. It is + tính từ + ( for smb ) + to do smt : ( khó để làm gì )
    e.g. It is difficult for old people to learn English. (Người có tuổi học tiếng Anh thì khó)
    32. To be interested in + N / V_ing ( Thích cái gì / làm cái gì )
    e.g. We are interested in reading books on history. (Chúng tôi thích đọc sách về lịch sử)
    33. To be bored with ( Chán làm cái gì )
    e.g. We are bored with doing the same things everyday. (Chúng tôi chán ngày nào cũng làm những công việc lặp đi lặp lại)
    34. It’s the first time smb have ( has ) + PII smt ( Đây là lần đầu tiên ai làm cái gì )
    e.g. It’s the first time we have visited this place. (Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới thăm nơi này)
    35. enough + danh từ ( đủ cái gì ) + ( to do smt )
    e.g. I don’t have enough time to study. (Tôi không có đủ thời gian để học)
    36. Tính từ + enough (đủ làm sao ) + ( to do smt )
    e.g. I’m not rich enough to buy a car. (Tôi không đủ giàu để mua ôtô)
    37. too + tính từ + to do smt ( Quá làm sao để làm cái gì )
    e.g. I’m to young to get married. (Tôi còn quá trẻ để kết hôn)
    38. To want smb to do smt = To want to have smt + PII
    ( Muốn ai làm gì ) ( Muốn có cái gì được làm )
    e.g. She wants someone to make her a dress. (Cô ấy muốn ai đó may cho cô ấy một chiếc váy)
    = She wants to have a dress made. (Cô ấy muốn có một chiếc váy được may)
    39. It’s time smb did smt ( Đã đến lúc ai phải làm gì )
    e.g. It’s time we went home. (Đã đến lúc tôi phải về nhà)
    40. It’s not necessary for smb to do smt = Smb don’t need to do smt
    ( Ai không cần thiết phải làm gì ) doesn’t have to do smt
    e.g. It is not necessary for you to do this exercise. (Bạn không cần phải làm bài tập này)
    41. To look forward to V_ing ( Mong chờ, mong đợi làm gì )
    e.g. We are looking forward to going on holiday. (Chúng tôi đang mong được đi nghỉ)
    42. To provide smb from V_ing ( Cung cấp cho ai cái gì )
    e.g. Can you provide us with some books in history? (Bạn có thể cung cấp cho chúng tôi một số sách về lịch sử không?)
    43. To prevent smb from V_ing (Cản trở ai làm gì )
    To stop
    e.g. The rain stopped us from going for a walk. (Cơn mưa đã ngăn cản chúng tôi đi dạo)
    44. To fail to do smt (Không làm được cái gì / Thất bại trong việc làm cái gì)
    e.g. We failed to do this exercise. (Chúng tôi không thể làm bài tập này)
    45. To be succeed in V_ing (Thành công trong việc làm cái gì)
    e.g. We were succeed in passing the exam. (Chúng tôi đã thi đỗ)
    46. To borrow smt from smb (Mượn cái gì của ai)
    e.g. She borrowed this book from the liblary. (Cô ấy đã mượn cuốn sách này ở thư viện)
    47. To lend smb smt (Cho ai mượn cái gì)
    e.g. Can you lend me some money? (Bạn có thể cho tôi vay ít tiền không?)
    48. To make smb do smt (Bắt ai làm gì)
    e.g. The teacher made us do a lot of homework. (Giáo viên bắt chúng tôi làm rất nhiều bài tập ở nhà)
    49. CN + be + so + tính từ + that + S + động từ. ( Đến mức mà )
    CN + động từ + so + trạng từ
    e.g.1. The exercise is so difficult that noone can do it. (Bài tập khó đến mức không ai làm được)
    2. He spoke so quickly that I couldn’t understand him. (Anh ta nói nhanh đến mức mà tôi không thể hiểu được anh ta)
    50. CN + be + such + ( tính từ ) + danh từ + that + CN + động từ.
    e.g. It is such a difficult exercise that noone can do it. (Đó là một bài tập quá khó đến nỗi không ai có thể làm được)
    51. It is ( very ) kind of smb to do smt ( Ai thật tốt bụng / tử tế khi làm gì)
    e.g. It is very kind of you to help me. (Bạn thật tốt vì đã giúp tôi)
    52. To find it + tính từ + to do smt
    e.g. We find it difficult to learn English. (Chúng tôi thấy học tiếng Anh khó)
    53. To make sure of smt ( Bảo đảm điều gì ) that + CN + động từ
    e.g. 1. I have to make sure of that information. (Tôi phải bảo đảm chắc chắn về thông tin đó)
    2. You have to make sure that you’ll pass the exam. (Bạn phải bảo đảm là bạn sẽ thi đỗ)
    54. It takes ( smb ) + thời gian + to do smt ( Mất ( của ai ) bao nhiêu thời gian để làm gì)
    e.g. It took me an hour to do this exercise. (Tôi mất một tiếng để làm bài này)
    55. To spend + time / money + on smt ( Dành thời gian / tiền bạc vào cái gì)/doing smt làm gì
    e.g. We spend a lot of time on TV/watching TV. (Chúng tôi dành nhiều thời gian xem TV)
    56. To have no idea of smt = don’t know about smt ( Không biết về cái gì )
    e.g. I have no idea of this word = I don’t know this word. (Tôi không biết từ này)
    57. To advise smb to do smt ( Khuyên ai làm gì/not to do smt không làm gì )
    e.g. Our teacher advises us to study hard. (Cô giáo khuyên chúng tôi học chăm chỉ)
    58. To plan to do smt ( Dự định / có kế hoạch làm gì)
    e.g. We planed to go for a picnic. (Chúng tôi dự định đi dã ngoại)
    59. To invite smb to do smt ( Mời ai làm gì )
    e.g. They invited me to go to the cinema. (Họ mời tôi đi xem phim)
    Nếu bạn đang online bằng Điện Thoại!
    Hãy theo dõi tất cả các bài học trên Zalo (MIỄN PHÍ) tại đây: 
    http://zaloapp.com/tienganhthatde
    60. To offer smb smt ( Mời / đề nghị ai cái gì )
    e.g. He offered me a job in his company. (Anh ta mời tôi làm việc cho công ty anh ta)
    61. To rely on smb ( tin cậy, dựa dẫm vào ai )
    e.g. You can rely on him. (Bạn có thể tin anh ấy)
    62. To keep promise ( Giữ lời hứa )
    e.g. He always keeps promises. (Anh ấy luôn giữ lời hứa)
    63. To be able to do smt = To be capable of + V_ing ( Có khả năng làm gì )
    e.g. I’m able to speak English = I am capable of speaking English. (Tôi có thể nói tiếng Anh)
    64. To be good at ( + V_ing ) smt ( Giỏi ( làm ) cái gì )
    e.g. I’m good at ( playing ) tennis. (Tôi chơi quần vợt giỏi)
    65. To prefer smt to smt ( Thích cái gì hơn cái gì ) /doing smt to doing smt: làm gì hơn làm gì
    e.g. We prefer spending money than earning money. (Chúng tôi thích tiêu tiền hơn kiếm tiền)
    66. To apologize for doing smt ( Xin lỗi ai vì đã làm gì )
    e.g. I want to apologize for being rude to you. (Tôi muốn xin lỗi vì đã bất lịch sự với bạn)
    67. Had ( ‘d ) better do smt ( Nên làm gì )/ not do smt ( Không nên làm gì )
    e.g. 1. You’d better learn hard. (Bạn nên học chăm chỉ)
    2. You’d better not go out. (Bạn không nên đi ra ngoài)
    68. Would ( ‘d ) rather do smt (Thà làm gì )/ not do smt đừng làm gì
    e.g. I’d rather stay at home. (Tôi thà ở nhà còn hơn)
    69. Would ( ‘d ) rather smb did smt ( Muốn ai làm gì )
    e.g. I’d rather you ( he / she ) stayed at home today. (Tôi muốn bạn / anh ấy / cô ấy ở nhà tối nay)
    70. To suggest smb ( should ) do smt ( Gợi ý ai làm gì )
    e.g. I suggested she ( should ) buy this house. (Tôi gợi ý cô ấy nên mua căn nhà này)
    71. To suggest doing smt ( Gợi ý làm gì )
    e.g. I suggested going for a walk. (Tôi gợi ý nên đi bộ)
    72. Try to do ( Cố làm gì )
    e.g. We tried to learn hard. (Chúng tôi đã cố học chăm chỉ)
    73. Try doing smt ( Thử làm gì )
    e.g. We tried cooking this food. (Chúng tôi đã thử nấu món ăn này)
    74. To need to do smt ( Cần làm gì )
    e.g. You need to work harder. (Bạn cần làm việc tích cực hơn)
    75. To need doing ( Cần được làm )
    e.g. This car needs repairing. (Chiếc ôtô này cần được sửa)
    76. To remember doing ( Nhớ đã làm gì )
    e.g. I remember seeing this film. (Tôi nhớ là đã xem bộ phim này)
    77. To remember to do ( Nhớ làm gì ) ( chưa làm cái này )
    e.g. Remember to do your homework. (Hãy nhớ làm bài tập về nhà)
    78. To have smt + PII ( Có cái gì được làm )
    e.g. I’m going to have my house repainted. (Tôi sẽ sơn lại nhà người khác sơn, không phải mình sơn lấy)
    = To have smb do smt ( Thuê ai làm gì ) Biology = I’m going to have my car repaired.
    e.g. I’m going to have the garage repair my car. (Tôi thuê ga-ra để sửa xe)
    79. To be busy doing smt ( Bận rộn làm gì )
    e.g. We are busy preparing for our exam. (Chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi)
    80. To mind doing smt ( Phiền làm gì )
    e.g. Do / Would you mind closing the door for me? (Bạn có thể đóng cửa giúp tôi không?)
    81. To be used to doing smt ( Quen với việc làm gì )
    e.g. We are used to getting up early. (Chúng tôi đã quen dậy sớm)
    82. To stop to do smt ( Dừng lại để làm gì )
    e.g. We stopped to buy some petrol. (Chúng tôi đã dừng lại để mua xăng)
    83. To stop doing smt ( Thôi không làm gì nữa )
    e.g. We stopped going out late. (Chúng tôi thôi không đi chơi khuya nữa)
    84. Let smb do smt ( Để ai làm gì )
    e.g. Let him come in. (Để anh ta vào)

    Popular Posts